Atiso Đà Lạt – một đặc sản của thành phố ngàn hoa mới đây đã nhận Kỷ lục châu Á cho ẩm thực đặc sản Việt Nam. Cùng khám phá hương vị, cách chế biến của đặc sản này ngay nhé!
Atiso Đà Lạt – Đại diện ẩm thực đặc sản Việt Nam
Đà Lạt là mảnh đất của ngàn hoa với nhiều đặc sản phong phú. Trong đó, những vườn bông atiso không chỉ tô điểm cho Đà Lạt sắc xanh ngời, một địa điểm check-in siêu đẹp mà còn là nguyên liệu làm nên những món ngon khó cưỡng.
Nguồn gốc atiso Đà Lạt
Atiso là giống cây ôn đới, lần đầu được trồng ở Đà Lạt vào cuối thế kỷ XIX, do người Pháp mang tới. Do thổ nhưỡng tốt và điều kiện khí hậu mát mẻ, cây nhanh chóng thích nghi với Đà Lạt và phát triển mạnh. Nhờ vậy, Atiso Đà Lạt có chất lượng tuyệt hảo, chứa hàm lượng cynarine cao nhất Việt Nam. Từ đó, đây là loại cây đặc trưng của Đà Lạt, được biết đến rộng rãi và càng trở nên nổi tiếng mọi miền.
Atiso Đà Lạt càng nổi tiếng hơn khi mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng. Tất cả các bộ phận của cây từ thân, rễ, hoa, lá đều có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt là có công dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, mát gan, giải độc, hỗ trợ hạ cholesterol trong máu. Riêng, hàm lượng cynarine cao của loài hoa này giúp đào thải lượng cồn nhanh chóng.
Atiso Đà Lạt có mấy loại?
Atiso Đà Lạt có hai loại: loại bông nhọn và bông tròn. Bông atiso nhọn có đặc điểm cánh dài, mỏng chĩa ra bên ngoài, màu tím đậm, vị đắng. Nên loại này thường dùng để phơi khô hoặc làm trà.
Atiso bông tròn thì cánh úp vào trong tạo thành bông lớn, ú ụ. Khi còn non, bông có màu xanh, khi chín thì lá dần chuyển sang sắc tím. Bông tròn thường dùng cho các mục đích chế biến thành món ngon vì cơm dày, vị đắng nhẹ, thanh mát và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Atiso bông nhọn có cánh dài chĩa ra bên ngoài, màu tím đậm, cánh mỏng và ít cơm. Loại này có vị đắng, thích hợp để làm trà hoặc phơi khô.
Hướng dẫn chế biến
Bước 1: Sơ chế bông atiso
Bông atiso sẽ có phần thân, phần bông,
Với phần thân, cắt thành khúc dài 5cm, bỏ những khúc già cứng. Ngoài ra, dùng dao gọt bỏ vỏ cứng bên ngoài, chỉ lấy lõi mềm.
Phần bông, nếu bông to thì cắt làm 4, còn bông nhỏ thì cắt làm 2, bỏ nhụy bên trong để không bị đắng. Sau đó đem rửa sạch.
Bước 2: Chế biến
Nấu bông atiso thành các món hầm, nhồi nhịt, nướng hoặc nấu nước uống tùy thích.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, tháng 4 năm 2023, Atiso Đà Lạt đã đạt giá trị Kỷ lục châu Á theo Bộ tiêu chí của Tổ chức Kỷ lục châu Á quy định. Đây cùng là một đặc sản làm quà được du khách ưa chuộng bên cạnh hồng treo gió.
Tham khảo thêm các đặc sản Đà Lạt làm quà khác tại bài viết “Top các đặc sản Đà Lạt làm quà cao cấp, ý nghĩa”.