Nhà thờ Con Gà là một địa điểm check-in miễn phí, không thể thiếu trong bộ sưu tập ảnh du lịch Đà Lạt của đông đảo du khách. Hãy cùng DacsanDaLat.com khám phá cảnh quan kiến trúc nhà thờ, bạn sẽ hiểu tại sao điểm đến này lại hấp dẫn đến vậy.
Đà Lạt luôn là điểm đến ao ước của mỗi người. Đơn giản bởi giữa cuộc sống bộn bề, nhiều khi chúng ta chỉ muốn trốn chạy khỏi deadline, vứt bỏ mọi phiền não bằng cách xách balo lên đi thật xa và Đà Lạt là nơi với không khí trong lành, mát mẻ, cảnh quan thơ mộng, là điểm đến lý tưởng khiến chúng ta như được hồi sinh vậy đó. Đến Đà Lạt mà quên ghé Nhà thờ Con Gà sẽ là điều đáng tiếc lắm đấy!
Nhà thờ Con Gà Đà Lạt không chỉ dành riêng cho những “người đi lễ”
Nói tới nhà thờ, nhiều người sẽ nghĩ đây là địa điểm dành cho những người theo đạo, là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo. Nhưng nhà thờ còn là nơi có cảnh quan, kiến trúc vô cùng ấn tượng. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt là một điểm đến thu hút không chỉ người trong đạo mà còn cả những ngoài đạo, du khách trong nước và quốc tế tới chiêm ngưỡng và check-in là bởi vì những điều như vậy.
Giải nghĩa tên “Nhà thờ Con gà”
Nhà thờ Con Gà thực chất chỉ là biệt danh. Tên gọi chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt hoặc Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari.
Tại sao nhà thờ lại có biệt danh Con Gà như vậy, thì theo những chia sẻ, ở vị trí đỉnh của nhà thờ, nơi đặt cây thánh giá có một con gà bằng kim loại cao nửa mét. Con gà này rỗng bên trong nhưng có thể chịu được nắng mưa và khắc nghiệt của thời gian vì được phủ một lớp hóa chất đặc biệt. Với điểm nhấn là hình ảnh con gà kim loại nên người dân địa phương thường gọi Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt là nhà thờ Con Gà.
Địa chỉ
Nhà thờ Con Gà tọa lạc tại 15, Trần Phú, Phường 3, Thành phố Đà Lạt. Đường đi tới rất thuận tiện do nằm ở vị trí ngay trung tâm thành phố.
Lịch sử
Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 19/7/1931. Giám mục Colomban Dreyer là người đặt viên đá đầu tiên. Phải mất 11 năm, công trình mới hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Kiến trúc
Về kiến trúc Nhà thờ Con Gà được xây dựng theo lối kiến trúc của các nhà thờ công giáo Roma phương Tây. Đây cũng công trình duy duy nhất ở Đà Lạt có lối kiến trúc này.
Những điểm đặc biệt của lối kiến trúc Roma thể hiện qua công trình nhà thờ Con Gà Đà Lạt
- Chú trọng vào phần trang trí bên trong bằng cách tạo những điểm nhấn ấn tượng.
- Tổng thể là hình chữ thập với chiều dài 65m, chiều rộng 14m. Vị trí cao nhất là tháp chuông (47m).
- Phía bên trong được lắp 70 tấm kính màu khác nhau, vừa có tác dụng chiếu sáng, lại vừa mang tới tính thẩm mỹ cho thánh đường.
- Màu tường bên ngoài là màu hồng rất nổi bật. Do vậy, đây là nơi bạn có thể chụp được nhiều bức hình đẹp tại địa điểm du lịch Đà Lạt này.
Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Con Gà
- Về giá vé: Nhà thờ mở cửa miễn phí cho du khách tới tham quan chiêm ngưỡng. Nhưng vì là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt nên trong ngày diễn ra các hoạt động hành lễ trang nghiêm. Du khách tới tham quan cần ăn mặc lịch sự, đi lại, nói chuyện nhẹ nhàng.
- Giờ lễ ở Nhà thờ Con Gà Đà Lạt là 5h25 và 17h15. Riêng ngày chủ nhật có 5 giờ lễ: 5h30, 7h, 8h30, 16h chiều và 18h tối.
Nhà thờ Con Gà thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu lối kiến trúc cổ điển độc đáo từ thời Pháp thuộc. Đi du lịch Đà Lạt, bạn nhất định phải ghé nhà thờ dự lễ để được tận mắt ngắm nhìn nhé!
Các địa điểm tham quan gần nhà thờ
Bên cạnh Nhà thờ Con Gà là rất nhiều địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng khác như: chợ Đà Lạt, Quảng trường Lâm Viên, Hồ Xuân Hương, Dinh Bảo Đại 3, Nhà ga Đà Lạt…
Đi du lịch Đà Lạt, muốn mua đặc sản Đà Lạt làm quà thì hồng treo gió là lựa chọn không nên bỏ qua. Theo kinh nghiệm của các du khách, hồng treo gió là trái hồng chín cây phơi khô bằng gió trời nên có vị ngọt ngon, dẻo mềm và tươm mật, rất thích hợp làm quà tặng trân quý.
Top địa chỉ vườn hồng treo gió Đà Lạt được nhiều người biết đến, bạn có thể tìm đọc ở bài viết: “Điểm danh các vườn hồng treo gió Đà Lạt đẹp”.
Tìm hiểu cách làm hồng treo gió tạo nên đặc sản nức tiếng qua bài viết: “Cách làm hồng treo gió Đà Lạt”