Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là địa điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam bởi kiến trúc độc đáo, khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Với vị trí tọa lạc trên núi, xung quanh bao bọc bởi rừng thông, hướng ra hồ Tuyền Lâm yên ả, đây không khác một chốn tiên cảnh giúp du khách tìm về sự bình yên, thanh tịnh.
Nhắc tới địa điểm du lịch Đà Lạt được yêu thích nhất, không thể không nhắc tới Thiền Viện Trúc Lâm. Ngôi chùa với khung cảnh mê hoặc này khiến ai một lần tới cũng vấn vương.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt ở đâu?
Chùa nằm ở đường Trúc Lâm Yên Tử thuộc phường 3, TP Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Chùa có diện tích lớn khoảng 30 ha. Không khí trong lành, yên tĩnh, khác hẳn với sự ồn ào, xô bồ vốn có.
Du khách có thể tới Thiền viên Trúc Lâm để tham quan, chiêm bái. Hoặc tham gia các khóa tu, ở lại vài ngày tại chùa, sinh hoạt giống như tăng ni của chùa.
Thời gian mở cửa
Chùa mở cửa từ 5h – 21h mỗi ngày. Nếu muốn ở lại, bạn cần liền hệ với chùa để được sắp xếp.
Cách di chuyển
Các cách để bạn có thể đi tới Thiền viện một cách dễ dàng:
- Phương tiện cá nhân: Ô tô, xe máy
- Phương tiện công cộng: Taxi hoặc cáp treo từ Đồi Robin. Độc đáo nhất là hình thức di chuyển bằng cáp treo.
- Giá vé đi cáp treo: khứ hồi từ 70k – 100k. Vé một chiều khoảng 60k-80k. Cáp treo đi Thiền viện Trúc Lâm hoạt động trong khung giờ từ 9h- 16h.
Nếu chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì dưới đây là gợi ý về đường đi:
Chợ Đà Lạt >>>Qua cầu Ông Đạo>>>Rẽ trái vào Trần Quốc Toản>>>đi thẳng tới đường 3 tháng 4, đi qua đèo Prenn >>> Tới núi Phụng Hoàng, tới ngã ba quẹo phải vô đường Trúc Lâm Yên Tử. Đi tiếp 2 cây số nữa là du khách thấy cổng Thiền Viện Trúc Lâm.
Khám phá Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt có các khu vực:
- Khu Hòa thượng Viện trưởng
- Khu Nội viện tăng
- Khu Nội viện ni
- Khu Ngoại viện
- Các công trình phụ và vườn hoa
Điểm chung là sử dụng chất liễu gỗ, tông trầm cổ điển.
Những hạng mục nổi bật tại ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam
1. Con đường dốc 140 bậc thang đá
Con đường dốc này xuất phát từ phía hồ Tuyền Lâm, đi qua ba cổng tam quan tới chính điện. Chiều dài là 140 bậc thang đá. Xung quanh là hàng thông cao vút. Đi trên con đường này, từng bước chân, bạn đều cảm nhận được con đường tới Phật đạo.
2. Tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong khu vực chính điện. Bức tượng cao 2m, tay phải cầm cành hoa sen. Đây là hình ảnh dựa theo câu chuyện “Niêm hoa vi tiếu” của Thiền tông. Một bên là bức họa Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử, bên còn lại là bức Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Phía trên chính điện treo các bức phù điêu khắc họa công phu hình ảnh về 8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca.
3. Lầu chuông
Lầu chuông nằm ở bên phải chính điện. Chuông được chạm trổ tinh tế. Quả đại hồng nặng 1,1 tấn. Có bức phù điêu bên cạnh. Nếu du khách tới Thiền viện Trúc Lâm đúng thời điểm tiếng chuông ngân vang, du khách sẽ cảm nhận được âm thanh lay động lòng người.
4. Vườn hoa
Vườn hoa là điểm nhấn đặc biệt tại đây. Nơi đây trồng nhiều giống hoa lạ, đẹp do các thiền sư, tăng ni và Phật tử kỳ công sưu tầm, mang từ nước ngoài về.
5. Hồ Tịnh Tâm
Hồ Tịnh Tâm là nơi nuôi rất nhiều rùa cảnh, cá. Ở đó có ghế đá, chòi để bạn nghỉ ngơi, ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành.
Kinh nghiệm tham quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt 2023
- Không được chụp ảnh trong điện thờ. Bạn có thể check-in bên ngoài và vườn hoa, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng với mặt nước hồ Tuyền Lâm lấp lánh xung quanh.
- Hãy nhớ ăn mặc lịch sự, phù hợp
- Không thắp hương trong chùa
- Bên ngoài và xung quanh thiền viện có các nhà hàng, quán cà phê phục vụ cho bạn thưởng thức các món chay và các món ngon Đà Lạt.
Nếu có dịp tới Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, bạn hãy cứ tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên và không gian thanh tịnh nơi cửa Phật.
Nếu muốn mua đặc sản Đà Lạt làm quà thì hồng treo gió là gợi ý không nên bỏ qua. Hồng treo gió – một món quà tự từ nhiên, thích hợp với cả với người ăn chay. Thức quà này có hương vị dẻo ngọt, thơm ngon, hấp dẫn, ai cũng mê. Đọc thêm tại bài viết: “Khám phá hương vị hồng treo gió đặc sản Đà Lạt nức tiếng”.